Ứng lương linh hoạt giúp người lao động tránh xa nợ nần
Ứng lương linh hoạt đang trở thành một xu hướng không thể bỏ lỡ trong quản trị nguồn nhân sự nói riêng và quản trị kinh doanh nói chung. Bài viết sau đây từ các chuyên gia của Harvard Business Review sẽ mang tới một cái nhìn toàn cảnh về lĩnh vực này.
Hoàn cảnh của người lao động
Đồng lương “bất biến” theo thời gian trong khi chi phí sinh hoạt tiếp tục tăng vọt, đã và đang đẩy người lao động (NLĐ) đến bên bờ vực nợ nần – nơi “tín dụng đen” luôn sẵn sàng vươn tay kéo họ xuống. Tuy NLĐ vẫn có thể “liệu cơm gắp mắm” để đủ sống, họ vẫn gặp nhiều khó khăn để xoay xở trong những trường hợp phát sinh, cần khoản tiền lớn để ứng phó khi gặp biến cố.
Ảnh minh họa: Stefano Pietramala
Phần lớn NLĐ Việt Nam được trả lương 1 lần vào ngày cuối tháng; số khác phải chờ đến ngày 5 hoặc 10 của tháng sau mới được nhận lương. Đồng thời, NLĐ thu nhập thấp bị hạn chế cơ hội được tiếp cận tới các dịch vụ tài chính chính thống. Do đó, khi cần tiền, họ đành phải cầm cố, “bốc bát họ” hoặc vay nóng – những công cụ có thể đẩy NLĐ vào hố sâu không lối thoát của nợ nần. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2018 tại Đại học Harvard Kennedy bởi Todd Baker và Snigdha Kumar cho thấy, một số sản phẩm công nghệ tài chính như Ứng lương linh hoạt có thể giúp NLĐ thoát khỏi vòng xoáy nghiệt ngã không hồi kết này.
Ứng lương linh hoạt là gì?
Payactiv là điển hình của giải pháp công nghệ cho phép NLĐ linh hoạt ứng trước một phần lương của những ngày công đã hoàn thành. Cùng với đối tác phần mềm hành chính nhân sự ADP, giải pháp này đã được triển khai tới NLĐ của một số doanh nghiệp như FedEx, Pizza Hut và Wendy’s. Payactive sử dụng thuật toán để quyết định số tiền mà NLĐ được Ứng lương linh hoạt dựa trên dữ liệu về thời gian làm việc, chấm công, thâm niên… mà doanh nghiệp cung cấp. Ứng dụng sẽ tính phí 5 USD mỗi kỳ lương mà NLĐ sử dụng dịch vụ của họ (chi phí này cũng có thể được người sử dụng lao động hỗ trợ một phần hoặc toàn phần).
Ứng lương linh hoạt, tại sao cần làm ngay?
Để xác định lợi ích của Payactiv đối với NLĐ, Baker và Kumar – hai chủ biên của nghiên cứu kể trên, đã so sánh phí của Payavtiv với những dịch vụ tương tự trên thị trường. Lợi thế của Payavtiv được khẳng định rõ ràng khi so sánh chi phí 5 USD với 30 USD mà các dịch vụ vay nóng hay yêu cầu cho khoản vay 200 USD trong 2 tuần. Hai nhà nghiên cứu sau đó tiếp tục phân tích để xác định liệu các công ty sẽ có lợi ích gì từ dịch vụ này. Một báo cáo về nhân sự ở 16 công ty với tổng 1.707 NLĐ có sử dụng giải pháp Ứng lương linh hoạt chỉ ra rằng, NLĐ sử dụng Payactiv có tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn 19% so với những người không sử dụng dịch vụ Ứng lương linh hoạt. Tỷ lệ nghỉ việc cao vẫn luôn là vấn đề nan giải với mọi công ty, đặc biệt là ngành bán lẻ. Giả sử một nhà bán lẻ có 340.000 nhân viên với tỷ lệ nghỉ việc trung bình tại Mỹ là 50%, ước tính sẽ mất 567 triệu USD mỗi năm.
Nếu tỷ lệ nghỉ việc giảm 19%, doanh nghiệp đó đã tiết kiệm được 108 triệu USD — “Chỉ cần tỷ lệ nghỉ việc giảm 5% là họ đã tiết kiệm được 28 triệu USD mỗi năm rồi”, Kumar giải thích.
Bởi vậy, hai nhà nghiên cứu kết luận rằng :”Có đầy đủ bằng chứng ủng hộ việc nhanh chóng triển khai những giải pháp công nghệ tài chính và các phúc lợi liên quan tại các tập đoàn trên toàn nước Mỹ”.
Ảnh minh họa: sorbetto
Tương lai cho người lao động
Baker và Kumar dự đoán rằng, trong tương lai, NLĐ có thể nhận lương ngay sau khi hoàn thành công việc. Những công ty thuộc nền Kinh tế Chia sẻ như Uber đang hiện thực hóa việc đó với chính sách trả lương của họ. “Những giải pháp công nghệ tài chính này không thể giải quyết ngay lập tức vấn đề về lương, nhưng nó có thể giúp đỡ những người hiện đang bên bờ vực thẳm nợ nần” Baker nói. “Và điều đó cũng giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp – một trường hợp hiếm hoi mà đôi bên cùng có lợi.”