“Nhảy việc” đã và đang trở thành xu hướng đáng báo động trên toàn thế giới. Thống kê cho thấy, cứ 5 nhân viên thì có 1 người có ý định nghỉ việc trong năm tiếp theo.

“Nhảy việc” không phải là chuyện của riêng ai, và kể cả Google – một trong những nơi làm việc được cho là lý tưởng nhất thế giới, cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng”. Thời gian làm việc trung bình của một nhân viên ở đây chỉ rơi vào khoảng 1.3 năm, gián tiếp đẩy “gã khổng lồ” này vào TOP 10 công ty “nhân viên không muốn gắn bó lâu dài”. Câu hỏi được đặt ra là: “Vì sao ngày càng nhiều nhân viên muốn nghỉ việc?”“Doanh nghiệp có thể làm gì để thu hút và giữ chân nhân tài cho công ty?”

ung-luong-linh-hoat-giam-ty-le-nghi-viec

Ảnh minh họa: Alessandra Bruni

TOP 3 LÝ DO KHIẾN NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC

1. Gặp vấn đề với cấp quản lý

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới thống kê rằng, mâu thuẫn với sếp là nguyên nhân số một khiến nhân sự nghỉ việc. Theo McKinsey, quyết định nghỉ việc của nhân viên phần lớn là do cấp trên thiếu tôn trọng cũng như không sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ, tạo nên môi trường làm việc không bình đẳng.

2. Thiếu sự cân bằng trong công việc và cuộc sống

Phần lớn nhân viên sẵn sàng cống hiến hết mình trong khoảng thời gian làm việc, tuy nhiên họ cũng muốn dành thời gian cho bản thân, gia đình, bạn bè và những mối quan hệ xã hội khác. Do đó, những “deadlines” bất tận, thời gian làm việc kéo dài, tăng ca thường xuyên, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự nhiệt tình và lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.

ung-luong-linh-hoat-giam-ty-le-nghi-viec

Ảnh minh họa: Katarzyna Urbaniak

3. Phúc lợi chưa đủ hấp dẫn

Nhiều nhà quản lý cho rằng nhân viên sẽ trở nên cần mẫn và gắn kết lâu dài hơn nếu được tăng lương, nhưng thực ra điều này không hoàn toàn đúng.

Chúng ta có thể thấy rõ sự cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng ở thời điểm hiện tại, khi người lao động, đặc biệt là người trẻ, có xu hướng từ bỏ công ty mà họ đang làm làm việc (dù là) lâu năm để chuyển sang công ty đối thủ. Đặc biệt là nếu chọn nơi mới, họ sẽ có được những phúc lợi tốt hơn như giải pháp Ứng lương linh hoạt, số ngày nghỉ có lương tăng lên, quỹ nghỉ hưu, bảo hiểm sức khỏe, v.v..

Tỷ lệ nghỉ việc cao sẽ gây ra hậu quả gì?

Những doanh nghiệp có tỷ lệ nghỉ việc (turn-over rate) cao thường sẽ phải đối mặt với những hậu quả gián tiếp và trực tiếp về chi phí. Ngoài chi phí tuyển dụng, doanh nghiệp còn chịu thiệt hại về sở hữu trí tuệ, văn hóa nội bộ bị gián đoạn và mất thêm khoản phí đào tạo nhân viên. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, nhân viên nghỉ việc đồng nghĩa với việc phần công việc của người đó sẽ bị chuyển giao cho nhân viên khác, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và năng suất làm việc của cả nhóm. Nếu tình trạng này trở nên lâu dài và liên tục, hình ảnh doanh nghiệp trong mắt các cổ đông lớn và khách hàng trung thành sẽ bị xấu đi, do họ có xu hướng coi trọng các mối quan hệ lâu dài.

Top chiến lược để giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc mà nhà quản lý nên lưu tâm

Dưới đây là những chiến thuật các nhà quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý nhân sự, có thể cân nhắc để giảm thiểu rủi ro nhân viên nghỉ việc ở doanh nghiệp.

1. Nhìn nhận lại cách đối xử với nhân viên

Như đã nhắc đến ở trên, thay vì tính chất công việc không phù hợp, lý do trực tiếp dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc tăng cao tại doanh nghiệp là do … lãnh đạo. Sếp luôn muốn được nhân viên tôn trọng, nhưng liệu họ đã đối xử với cấp dưới như vậy chưa? Lãnh đạo chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là thuyền trưởng đưa ra định hướng, dẫn dắt hàng nghìn người. Vì thế hãy tự hỏi bản thân, liệu bạn có đang làm tròn vai trò và để dành được tình yêu cũng như sự nể trọng của cấp dưới?

2. Xem xét lại gói phúc lợi và cho phép Ứng lương linh hoạt

Phúc lợi đang dần trở thành điều kiện tiên quyết để nhân viên cân nhắc có nên tiếp tục ở lại công ty, hay “nhảy” sang một nơi khác tốt hơn. Dựa theo những nghiên cứu gần đây, một số doanh nghiệp sau khi cải thiện các gói phúc lợi đã nhìn thấy rõ sự thay đổi khả quan trong cộng đồng nhân viên của mình, với 64% người trả lời họ không muốn rời công ty nữa:

  • Nhân viên chia sẻ rằng nhờ chính sách tăng phúc lợi, năng suất đã tăng 73%, mức độ hài lòng tăng 65%, sự trung thành với công ty tăng 56%, và văn hóa doanh nghiệp tăng 49%.
  • Với doanh nghiệp, họ cũng nhận thấy tinh thần làm việc của nhân viên tăng 67%, sự đa dạng bản sắc doanh nghiệp tăng 67% cũng như khả năng giữ chân nhân viên tăng 43%

Bạn đã cân nhắc đến việc tạo ra một gói chăm sóc sức khỏe tài chính cho nhân viên chưa? Gói chăm sóc sức khỏe tài chính có thể bao gồm cả Ứng lương linh hoạt (EWA), giảm thiểu gánh nặng tài chính lên nhân viên, để họ có thể yên tâm làm việc.

ung-luong-linh-hoat-giam-ty-le-nghi-viec
Ekko mang giải pháp ứng lương mới đến với CBNV An ninh Tập đoàn Ecopark hậu đại dịch COVID-19

3. Tạo ra môi trường làm việc linh hoạt

Ngày càng nhiều nhân viên tìm kiếm một sự “linh hoạt” trong công việc, bất kể vị trí đó có làm tại văn phòng, trường học, bệnh viện y tế, hay là tụ điểm bán lẻ. Cho phép nhân viên được thay đổi ca làm với đồng nghiệp một cách dễ dàng cũng là cách để tăng sự linh hoạt trong công việc, khuyến khích họ gắn kết với doanh nghiệp lâu hơn.

Tóm lại

Sự thật là, “Không ai nắm tay đến tối, không ai gối đầu đến sáng”, không điều gì có thể đảm bảo một nhân viên có thể gắn bó với doanh nghiệp tới cuối cùng.. Nhưng không vì thế mà người làm quản lý không có những hành động cấp bách để hạn chế tình trạng nghỉ việc xuống mức tối thiểu, vì bất cứ một vị trí trống nào trong guồng máy không chỉ khiến cỗ máy chậm lại, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý những người ở lại, tạo ra tổn thất không đáng có.

Một khi ai đó quyết định rời đi thì sẽ khó có thể thay đổi suy nghĩ của họ, nhưng bạn có thể sử dụng những cách kể trên để khiến “nguồn lực quý giá” đó suy nghĩ lại về quyết định của mình, giảm tỷ lệ nghỉ việc trong doanh nghiệp, và trên hết là để kiến tạo một môi trường làm việc không ai muốn rời đi.