Xây dựng văn hóa an sinh tài chính trong doanh nghiệp
“Mồ hôi chưa ráo mà đã hết tiền” có thể là một nỗi lo thường trực của người lao động, khiến họ dành nhiều thời gian, tâm sức lo lắng về nó. Theo báo cáo của Visa năm 2019, 84% người lao động suy nghĩ về tài chính cá nhân trong giờ làm việc mỗi ngày. 30% trong số đó dành nhiều hơn 4 giờ mỗi tuần để suy nghĩ về các vấn đề tài chính. Đây là tín hiệu cho thấy, Bộ phận Nhân sự nên có sự quan tâm đúng mực đến việc xây dựng văn hóa an sinh tài chính và hỗ trợ người lao động quản lý tài chính cá nhân.
1, An sinh tài chính là gì?
Financial Wellness (An sinh tài chính – người dịch) được Đại học New Hampshire định nghĩa là khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản cũng như quản lý tiền bạc trong ngắn hạn và dài hạn. Một số mục tiêu của an sinh tài chính có thể kể đến
- Cảm thấy an tâm về tài chính trong tương lai
- Có khả năng đưa ra các sự lựa chọn cho một cuộc sống đủ đầy
- Đủ tiền để trang trải các chi phí cơ bản và sự kiện không lường trước được
- Có khả năng tiết kiệm cho các mục tiêu trong tương lai
Nắm rõ các mục tiêu này sẽ là bước đầu giúp người làm nhân sự xây dựng chính sách an sinh tài chính cho người lao động trong doanh nghiệp.
2, Tại sao văn hóa an sinh tài chính quan trọng?
1, An sinh tài chính giúp nhân viên tập trung làm việc hơn
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ vào năm 2015, 72% người trưởng thành nói chung đều cảm thấy bị stress do vấn đề tiền bạc. Với những nỗi lo lắng thường trực như vậy, người lao động khó có thể tập trung, đánh mất sự tập trung trong công việc. Hệ quả này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu năm 2020 của PwC. Bởi vậy, bộ phận Nhân sự nên đầu tư xây dựng văn hóa an sinh tài chính trong doanh nghiệp, giải quyết nỗi lo tài chính cho người lao động, giúp họ tập trung làm việc và gắn bó với công ty hơn.
2, Tăng thương hiệu nhà tuyển dụng
Trong thị trường tuyển dụng đầy cạnh tranh, tìm kiếm ứng viên tiềm năng cũng là một nhiệm vụ khó khăn của bộ phận nhân sự. Để thu hút được nhân tài, doanh nghiệp cần có một thương hiệu nổi bật với văn hóa công sở tích cực hay chính sách phúc lợi lấy nhân viên làm trọng tâm.
Chính sách an sinh tài chính cho nhân viên, hiện chưa được áp dụng rộng rãi, là một giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trở nên nổi bật trên thị trường tuyển dụng với phúc lợi độc nhất. Theo một báo cáo của Center for Generational Kinetics năm 2022, người trẻ đang ngày càng ưa chuộng và muốn gắn bó lâu dài hơn với những doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ nhân viên quản lý tài chính cá nhân. Những nhân viên này cũng là những đại sứ giúp doanh nghiệp lan tỏa thương hiệu rộng rãi hơn.
3, Xây dựng văn hóa an sinh tài chính như thế nào?
1, Đánh giá tình hình tài chính của nhân viên
Trước khi bắt đầu xây dựng văn hóa an sinh tài chính tại Doanh nghiệp, người phụ trách cần nắm bắt được những tình hình sức khỏe tài chính cũng như các vấn đề thường gặp của nhân viên. Khảo sát là một công cụ tốt giúp người phụ trách thực hiện điều này. Một bản khảo sát đơn giản, bao quát những chủ đề sau có thể là một ví dụ:
- Quản lý chi tiêu
- Trả nợ
- Tiết kiệm cho tương lai
- Quỹ phòng ngừa rủi ro
- Kế hoạch đầu tư
Sau khi khảo sát, người phụ trách đánh giá sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của người lao động trong công ty để có thể lập kế hoạch phù hợp cho các bước tiếp theo.
2, Đào tạo cho người lao động
Mỗi người, ở mỗi giai đoạn có thể có mục tiêu tài chính khác nhau. Giới trẻ có thể sẽ có mục tiêu kiếm thêm thu nhập và kiểm soát chi tiêu hàng tháng, trong khi người ở độ tuổi lớn hơn lớn hơn thường hướng tới tiết kiệm dài hạn phục vụ việc mua nhà, hay đầu tư cho con cái. Sau khi hiểu được nhu cầu của các thành viên công ty, người phụ trách có thể cân nhắc các chương trình hỗ trợ phù hợp. Tư vấn 1:1, workshop với chuyên gia, khóa học tài chính cá nhân … có thể là sự lựa chọn phù hợp với nguồn lực của Doanh nghiệp.
Song song với việc cung cấp kiến thức, người phụ trách cũng có thể tham khảo và áp dụng thêm các giải pháp hoặc ứng dụng quản lý tài chính để người lao động có thể vận dụng những kiến thức mình đã học vào đời sống để dần tiến tới an sinh tài chính.
3, Ứng dụng giải pháp ứng lương linh hoạt
Ngay cả khi có thể quản lý tài chính tốt, Người lao động vẫn có thể gặp những khoản chi phí phát sinh bất ngờ như ốm đau, hỏng xe hoặc ma chay hiếu hỷ …. Theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, 59% người lao động không có tích lũy. Giải pháp ứng lương linh hoạt Ekko có thể giúp người lao động dễ dàng xử lý các khoản chi phí phát sinh mà không phải rút quỹ dự phòng hay vay tiền online. Chỉ trong 3 thao tác trong vòng 05 giây, người lao động đã có thể ứng trước một phần thu nhập để giải quyết công việc mà không hề ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu hằng tháng.
Tham khảo: 03 điều cần lưu ý khi vay tiền online
4, Lời kết về an sinh tài chính
Việc tạo ra một môi trường làm việc với an sinh tài chính có thể tạo ra sự thay đổi lớn tích cực trong môi trường làm việc tại công ty của bạn khi người lao động có thể trở nên vui vẻ và làm việc tập trung hơn, “nhẹ gánh”nỗi lo tài chính. Bằng cách quan tâm đến an sinh tài chính , Bộ phận Nhân sự đã có thể vừa giúp nhân viên hạnh phúc hơn, vừa tăng năng suất và tiết kiệm chi phí nhân sự cho công ty mình.